
Giới thiệu về Nội thất gỗ
GIỚI THIỆU VỀ NỘI THẤT GỖ CÔNG NGHIỆP
Hiện nay, nội thất gỗ công nghiệp không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, với những ưu điểm vượt trội về tính năng cùng với điểm cộng về thẩm mỹ, nội thất gỗ công nghiệp đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong tất cả các không gian như nhà ở, trường học, bệnh viện, khách sạn… Bài viết dưới đây sẽ mô tả chi tiết hơn về những điểm nổi bật của nội thất gỗ công nghiệp.
GỖ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Nếu như gỗ tự nhiên khi khai thác không cần chế biến gì mà đem vào sử dụng được ngay thì gỗ công nghiệp ngược lại cần phải chế biến như băm nhỏ, xay bột rồi sau đó dùng keo, ép lại thành những tấm dày rồi mới có thể sử dụng được. Gỗ công nghiệp đang được thay thế khi mà nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm và giá cả ngày càng đắt đỏ. Tuy không được bền, đẹp, tuổi thọ không cao như gỗ tự nhiên nhưng gỗ công nghiệp vẫn mang trong mình những ưu điểm nổi bật riêng của mình như không cong vênh, co ngót, vậy nên gỗ công nghiệp vẫn là một trong những lựa chọn hoàn hảo để sản xuất nội thất hiện đại.
Gỗ công nghiệp được coi là sáng kiễn vĩ đại cho các ngành, không chỉ là nội thất trước tình trạng rừng đang bị chặt phá thì đây là loại gỗ được cho là giúp bảo vệ môi trường thiết thực nhất.
CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN
Có rất nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau, tùy vào từng ưu nhược điểm mà người ta quyết định sử dụng chúng với mục đích thích hợp như để làm bàn trà, ghế hay kệ tivi thậm chí là những thiết bị nhà bếp, nhà tắm… Dưới đây Thiên Sơn sẽ giới thiệu đến quý khách hàng một số loại gỗ công nghiệp đang được sử dụng phổ biến.

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến
Gỗ công nghiệp MFC
MFC (Melamine Faced Chipboard) là loại ván gỗ dăm được hoàn thiện bề mặt bằng cách phủ Melamine. Gỗ MFC được chế biến như sau: Người ta khai thác các cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su…mang đi băm nhỏ thành các dăm gỗ rồi sử dụng keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ, lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.
Gỗ công nghiệp MDF
MDF (Medium Density Fiberboard. Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ sau khi khai thác sẽ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC. Sau đógia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm. Chính vậy nên MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm MFC.
MDF có lõi là ván mịn và bề mặt có thể là:
– Veneer: là 1 lớp gỗ tự nhiên mỏng dán chết trên bề mặt, hoàn thiện bằng sơn PU
– Hoặc cũng là melamine như MFC
– Hoặc dán laminate – 1 loại vật liệu cao cấp chống trầy xước cực tốt và đẹp mắt.
– Hoặc sơn màu: trắng, đen, xanh, đỏ,…
– Hoặc cán 1 lớp acrylic (mica) bóng gương.
Gỗ công nghiệp HDF
Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.
Gỗ Plywood
Gỗ Plywood hay còn gọi là ván ép được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này có khả năng chiu lực tốt hơn MDF và MFC. Dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
Ván gỗ nhựa
Ván gỗ nhựa là vật liệu mới. Tấm gỗ nhựa – tên kỹ thuật thường gọi là WPC. Đây là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ bột gỗ và nhựa (có thể sử dụng nhựa HDPE, PVC , PP, ABS, PS,…). Ngoài nhựa và bột gỗ, WPC còn có thể chứa một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ.
ƯU ĐIỂM CỦA GỖ CÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT NỘI THẤT
– Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau
– Không cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
– Thời gian thi công sản xuất nhanh: Như trên đã đề cập đến thì gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…
– Phù hợp với phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.

Mẫu bếp làm bằng gỗ công nghiệp
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ hotline 0905 497 111 - 0926 501 111 để được tư vấn.
Hiện nay, nội thất gỗ công nghiệp không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, với những ưu điểm vượt trội về tính năng cùng với điểm cộng về thẩm mỹ, nội thất gỗ công nghiệp đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong tất cả các không gian như nhà ở, trường học, bệnh viện, khách sạn… Bài viết dưới đây sẽ mô tả chi tiết hơn về những điểm nổi bật của nội thất gỗ công nghiệp.
GỖ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Nếu như gỗ tự nhiên khi khai thác không cần chế biến gì mà đem vào sử dụng được ngay thì gỗ công nghiệp ngược lại cần phải chế biến như băm nhỏ, xay bột rồi sau đó dùng keo, ép lại thành những tấm dày rồi mới có thể sử dụng được. Gỗ công nghiệp đang được thay thế khi mà nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm và giá cả ngày càng đắt đỏ. Tuy không được bền, đẹp, tuổi thọ không cao như gỗ tự nhiên nhưng gỗ công nghiệp vẫn mang trong mình những ưu điểm nổi bật riêng của mình như không cong vênh, co ngót, vậy nên gỗ công nghiệp vẫn là một trong những lựa chọn hoàn hảo để sản xuất nội thất hiện đại.
Gỗ công nghiệp được coi là sáng kiễn vĩ đại cho các ngành, không chỉ là nội thất trước tình trạng rừng đang bị chặt phá thì đây là loại gỗ được cho là giúp bảo vệ môi trường thiết thực nhất.
CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN
Có rất nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau, tùy vào từng ưu nhược điểm mà người ta quyết định sử dụng chúng với mục đích thích hợp như để làm bàn trà, ghế hay kệ tivi thậm chí là những thiết bị nhà bếp, nhà tắm… Dưới đây Thiên Sơn sẽ giới thiệu đến quý khách hàng một số loại gỗ công nghiệp đang được sử dụng phổ biến.

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến
Gỗ công nghiệp MFC
MFC (Melamine Faced Chipboard) là loại ván gỗ dăm được hoàn thiện bề mặt bằng cách phủ Melamine. Gỗ MFC được chế biến như sau: Người ta khai thác các cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su…mang đi băm nhỏ thành các dăm gỗ rồi sử dụng keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ, lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.
Gỗ công nghiệp MDF
MDF (Medium Density Fiberboard. Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ sau khi khai thác sẽ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC. Sau đógia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm. Chính vậy nên MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm MFC.
MDF có lõi là ván mịn và bề mặt có thể là:
– Veneer: là 1 lớp gỗ tự nhiên mỏng dán chết trên bề mặt, hoàn thiện bằng sơn PU
– Hoặc cũng là melamine như MFC
– Hoặc dán laminate – 1 loại vật liệu cao cấp chống trầy xước cực tốt và đẹp mắt.
– Hoặc sơn màu: trắng, đen, xanh, đỏ,…
– Hoặc cán 1 lớp acrylic (mica) bóng gương.
Gỗ công nghiệp HDF
Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.
Gỗ Plywood
Gỗ Plywood hay còn gọi là ván ép được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này có khả năng chiu lực tốt hơn MDF và MFC. Dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
Ván gỗ nhựa
Ván gỗ nhựa là vật liệu mới. Tấm gỗ nhựa – tên kỹ thuật thường gọi là WPC. Đây là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ bột gỗ và nhựa (có thể sử dụng nhựa HDPE, PVC , PP, ABS, PS,…). Ngoài nhựa và bột gỗ, WPC còn có thể chứa một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ.
ƯU ĐIỂM CỦA GỖ CÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT NỘI THẤT
– Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau
– Không cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
– Thời gian thi công sản xuất nhanh: Như trên đã đề cập đến thì gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…
– Phù hợp với phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.

Mẫu bếp làm bằng gỗ công nghiệp
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ hotline 0905 497 111 - 0926 501 111 để được tư vấn.